Hát xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Đất Tổ

Banner-backlink-danaseo

Hát xoan Phú Thọ là một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Kinh Bắc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Tuy nhiên đối với nhiều người đây là một loại nghệ thuật lạ lẫm. Vậy thì hãy cùng PhuThotoplist tìm hiểu về nguồn gốc của Hát xoan Phú Thọ và những đặc điểm nổi bật của loại hình nghệ thuật này nhé!

Khái quát về Hát Xoan Phú Thọ

Trước tiên ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm cũng như nguồn gốc của Hát Xoan Phú Thọ nhé!

Hát Xoan là gì?

Hát Xoan là một loại hình dân ca lễ nghi phong tục thờ thần, thành hoàng thường được biểu diễn trong các dịp lễ đầu xuân tại Phú Thọ. Hát Xoan hay còn được gọi là hát cửa đình hay Khúc môn Đình. Bao gồm các yếu tố nghệ thuật như hát, ca múa, nhạc phục vụ tín ngưỡng chung của cộng đồng.

Khai-quat-ve-hat-xoan-phu-tho-phuthotoplist

Năm 2011, hát Xoan đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Điều này chúng minh giá trị và ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này đối với người dân và văn hóa Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung.

Nguồn gốc của Hát Xoan Phú Thọ

Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguồn gốc hát xoan Phú Thọ. Theo truyền thuyết, khi vua Hùng tìm đất để dựng đô thành. Ông đã dừng chân tại Phù Đức, An Thái, quê của nghệ thuật Xoan và nhìn thấy lũ trẻ hát múa vui tươi. Vua đã rất thích và dạy cho chúng điệu múa gọi là điệu Xoan tiên.

Nguon-goc-cua-hat-xoan-phu-tho-phuthotoplist

Cũng theo một truyền thuyết khác là vợ của vua Hùng khó sinh nên đã mời nàng Quế Hoa, người có tài nghệ múa hơn người về biểu diễn để giúp bà sinh. Vua rất vui mừng nên đã cho công chúa cùng cung nữ học theo điệu múa của nàng. Thời gian đó là vào mùa Xuân nên hát Xoan ban đầu được gọi là hát Xuân.

Đặc điểm của nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ

Không giống với các loại hình nghệ thuật dân gian thông thường, hát xoan được sử dụng trong các nghi lễ cúng bái tổ tiên. Chính vì thế chúng có những đặc điểm riêng biệt như:

Hát Xoan mang giá trị nghệ thuật độc đáo

Hát Xoan Phú Thọ được tạo nên nhiều yếu tố như ca múa, nhạc thơ. Tuy loại hình này không thường xuyên được trình diễn nhưng lại có tính nghệ thuật cao. Múa và hát được kết hợp chặt chẽ với nhiều hình thức các đào hát múa trên chiếu, kép nam đứng bên cột đình hát dẫn cách.

Dac-diem-cua-nghe-thuat-hat-xoan-phu-tho-phuthotoplist

Mang giá trị tín ngưỡng

Hát Xoan còn phản ánh tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, tổ tiên dân tộc. Không chỉ được biểu diễn vào các dịp giỗ tổ, lễ hội. Hát Xoan còn được biểu diễn ở các đình, chùa đền tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Nội dung các câu hát thường tưởng nhớ đến công ơn vua Hùng, tổ tiên. Với mong muốn được phù hộ, mùa màng bội thu. Ca từ sử dụng mang tính dân dã nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm, nho nhã. Giúp thể hiện được lòng thành kính với các vị vua Hùng.

Hát Xoan có tính cộng động cao

Ban đầu hát Xoan có mục đích để biểu diễn trước bàn thờ để thần linh phù hộ. Nhưng với sự phát triển không ngừng, bộ môn này đã mở rộng tại các sân đình, chùa với số lượng tham gia rất lớn. Nội dung các bài Xoan ngày càng trở nên phong phú hơn.

Hat-xoan-co-tinh-cong-dong-cao-phuthotoplist

Từ lối hát giao duyên nam nữ, phú, lý, ghẹo,… đến các phần trò chơi để thu hút người tham gia diễn xướng. Các buổi hát Xoan đầu năm sẽ không chỉ có các nghệ nhân biểu diễn mà còn có sự tham gia của các vị khách đến thờ cúng.

Giữ gìn nét đẹp cũ, sáng tạo những điểm mới

Sự sáng tạo của các nghệ nhân không chỉ qua những điệu múa, tiếng hát mà còn những chủ đề mới, cách dùng từ ngữ. Mỗi làng Xoan lại có đặc trưng riêng trong cách biểu diễn. Ban đầu Xoan bắt nguồn tại 4 làng cổ ở Phú Thọ. Sau đó nhanh chóng phát triển ở nhiều khu vực khác. Nhờ sự sáng tạo không ngừng mà hát Xoan đã được giữ gìn và tồn tại mạnh mẽ đến ngày hôm nay.

Giu-gin-net-dep-cu-sang-tao-nhung-diem-moi-phuthotoplist

Vừa rồi là những chia sẻ của PhuThotoplist về hát Xoan Phú Thọ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại hình nghệ thuật đặc sắc này. Nếu có dịp đến Phú Thọ thì đừng thưởng thức những bài hát và điệu múa Xoan này nhé!

Xem thêm
Top 15 bài hát về Phú Thọ

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *