Quần thể di tích Đền Hùng Phú Thọ – Nét đẹp lịch sử Việt Nam

Quần thể di tích Đền Hùng được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt. Khi nơi đây là nơi thờ 18 vị vua Hùng – những vị vua đã có công dựng nước và giữ nước. Hãy cùng PhuThotoplist khám phá quần thể di tích Đền Hùng Phú Thọ. Tìm hiểu về những nét đẹp lịch sử của dân tộc ta nhé!

Đôi nét về quần thể di tích Đền Hùng

Quần thể di tích Đền Hùng là khu di tích lịch sử thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây là nơi thờ 18 đời vua Hùng và những người đã có công dựng nước Việt Nam ta. Hàng nghìn năm qua, quần thể di tích Đền Hùng Phú Thọ đã trở thành biểu tượng linh thiên, tôn kính của dân tộc.

doi-net-ve-quan-the-di-tich-den-hung-phuthotoplist

Đền Hùng có tổng diện tích 845 ha với 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác. Nằm từ chân núi đến ngọn núi cao 175 mét Nghĩa Lĩnh. Quần thể di tích Đền Hùng Phú Thọ cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km, cách Hà Nội 85km về phía tây.

Gợi ý tham quan, du lịch tại quần thể di tích Đền Hùng

Cổng Đền

Được xây dựng vào cuối năm 1917. Sở hữu kiến trúc vòm cuốn độc đáo, cao 8,5m gồm 2 tầng và 8 mái. Cổng Đền được thiết kế bởi lối kiến trúc truyền thống, thể hiện được sự trang nghiêm và vẻ đẹp lịch sử. Trang trí trên cổng Đền bao gồm Rồng, Nghê và các võ sĩ.

goi-y-tham-quan-du-lich-tai-quan-the-di-tich-den-hung-phuthotoplist
Cổng Đền

Đền Hạ

Từ Cổng Đền, bạn phải leo 225 bậc để đến Đền Hạ. Nơi đây theo tương truyền là nơi mẹ u Cơ sinh ra bọc trăm trứng, câu chuyện huyền thoại của dân tộc. Kiến trúc Đền Hạ được xây dựng theo chữ “nhị” bao gồm hai tòa tiền bái và hậu cung. Nét kiến trúc cổ cùng thiên nhiên tươi đẹp tạo nên bức tranh mang đậm nét đẹp lịch sử Việt..

den-ha-phuthotoplist
Đền Hạ

Đền Trung

Đền Trung là địa điểm tiếp theo nằm trong khu quần thể di tích Đền Hùng mà bạn nhất định phải tham quan. Để đến đây, bạn phải leo 168 bậc. Nơi đây tương truyền là nơi các Vua Hùng đi du ngoạn, họp bàn việc nước. Cũng là nơi diễn ra các lễ tế quan trọng của các Vua.

den-trung-phuthotoplist
Đền Trung

Nơi đây có kiến trúc chữ “nhất”, có 3 gian tường, mở 3 cửa nhìn về hướng Nam. Đền Trung gắn liền với sự tích truyền ngôi cho Lang Liêu từ vị Vua Hùng thứ 6 trong sự tích bánh chưng bánh dày.

Đền Thượng

Di chuyển thêm 102 bậc đá nữa, ta sẽ được chiêm ngưỡng Đền Thượng. Đền cao nhất trong quần thể di tích Đền Hùng. Sở hữu kiến trúc theo chữ Vương, chia thành 4 cấp. Gồm cấp I – nhà chuông trống, cấp II – đại bái, cấp III – tiền tế và cấp IV – hậu cung.

den-thuong-phuthotoplist
Đền Thượng

Đền Thượng là nơi Thục Phán, sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi. Đã cho dựng cột đá và thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp vua Hùng. Sau khi đến được Đền Thượng, ngoài ngắm nhìn kiến trúc. Chúng ta còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên hùng vĩ trên độ cao 175 mét.

Đền Giếng

Đền Giếng cũng là một công trình kiến trúc đặc biệt, nổi tiếng tại quần thể di tích Đền Hùng. Đền xây dựng từ thế kỷ 18, với lối kiến trúc chữ công nổi bật. Không gian gồm nhà tiền bái với 3 gian, một chuôi vồ và 2 nhà oản. Đền Giếng nổi tiếng khi bốn mùa nước ở giếng đều trong xanh.

den-gieng-phuthotoplist
Đền Giếng

Ngoài mang trong mình kiến trúc nổi bật, hoài niệm, Đền Giếng còn gắn liền với nhiều câu chuyện tương truyền xa xưa. Là nơi thờ công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung – con gái của vua Hùng thứ 18. Với nhan sắc mỹ miều, hai nàng thường xuyên soi gương, chải tóc ở giếng.

Đền Mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Âu Cơ bắt đầu xây dựng lần đầu vào năm 2001, sau đó 3 năm thì hoàn thành. Đền được xây dựng nhằm là nơi thờ cúng mẹ Âu Cơ. Khuôn viên đền Mẫu Âu Cơ rất rộng, đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh. Được xây dựng với cột, xà, dui, hoàng làm từ gỗ lim, lớp mái bằng ngói mũi hài.

den-mau-au-co-phuthotoplist
Đền Mẫu Âu Cơ

Nằm trên ngọn núi hùng vĩ, tạo nên cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Không chỉ là một địa điểm tâm linh, thờ phụng quan trọng. Đền Mẫu Âu Cơ còn là điểm đến được nhiều người quan tâm mỗi khi thăm quan khu quần thể di tích Đền Hùng Phú Thọ.

Đền Thờ Lạc Long Quân

Đền Thờ Lạc Long Quân được xây dựng vào năm 2007 và hoàn thành sau 2 năm vào năm 2009. Đền Thờ Lạc Long Quân chắc chắn là điểm đến không thể bỏ lỡ khi ghé thăm quần thể di tích Đền Hùng. Đều có diện tích 210 mét vuông, kiến trúc được xây dựng theo chữ Đinh.

den-tho-lac-long-quan-phuthotoplist
Đền Thờ Lạc Long Quân

Hình dáng của đền được ví như một con rùa to lớn, được trang trí hai bên là các tượng Thanh Long, Bạch Hổ. Đền bao gồm đền chính, cổng, trụ biểu, cổng biểu tượng, nhà bia. Nội thất bên trong đều đa số được làm từ gỗ lim, tạo cảm giác thân thuộc nhưng vẫn trang nghiêm.

Bảo Tàng Hùng Vương

Nằm trong khu vực quần thể di tích đền Hùng, bảo tàng Hùng Vương được xây dựng nhằm mục đích bảo tồn, trưng bày các hiện vật lịch sử. Với mong muốn gìn giữ nét văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt dưới thời vua Hùng, cùng những đóng góp của vua trong việc dựng nước.

Khác với các đền mang lối kiến trúc hoài cổ, truyền thống Bảo Tàng Hùng Vương được thiết kế hiện đại. Đến với quần thể di thích đền Hùng, bạn nhất định phải ghé đến bảo tàng. Để được chiêm ngưỡng, khám phá về lịch sử, văn hóa của Việt Nam thời kỳ xưa.

Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng

Chắc chắn trong đời, ai cũng đã từng nghe qua ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Mùng 10 tháng 3 âm lịch chính là ngày diễn ra Lễ hội Đền Hùng. Được công nhận là một trong những ngày quốc giỗ của Việt Nam.

tim-hieu-ve-le-hoi-den-hung-phuthotoplist
Tìm hiểu về Lễ Hội Đền Hùng

Mọi năm tại quần thể di tích Đền Hùng đều đón nhận những người con dân tộc về với đất Tổ cùng tham gia lễ giỗ Tổ. Phần Lễ bao gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương tại đền Thượng. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian thú vị, nhằm giữ và tôn vinh những văn hóa truyền thống, lâu đời của dân tộc.

Nên đi du lịch Đền Hùng khi nào trong năm?

Thời gian thích hợp nhất để tham quan quần thể di tích Đền Hùng là từ tháng 2 đến tháng 5. Nếu được bạn hãy canh khoảng thời gian vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, để có thể trải nghiệm lễ hội Đền Hùng. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 thời tiết mát mẻ, không mưa nên có thể tham quan trọn vẹn khu quần thể.

nen-di-du-lich-den-hung-khi-nao-trong-nam-phuthotoplist

Giá vé tham quan quần thể di tích Đền Hùng

Khi tham quan tại quần thể di tích Đền Hùng, sẽ có nhiều giá vé cho từng khu vực, hoạt động riêng. Bạn có thể tham khảo mức giá sau đây:

  • Vé bảo tàng Hùng Vương: 15.000 đồng/ người
  • Vé đi xe điện: 50.000 đồng/ người
  • Vé tham quan đền: 10.000 đồng/ người

Giá vé có thể thay đổi, miễn phí vào những dịp lễ đặc biệt.

gia-ve-tham-quan-quan-the-di-tich-den-hung-phuthotoplist

Phía trên là bài viết Khám phá quần thể di tích Đền Hùng – Nét đẹp lịch sử Việt Nam mà PhuThotoplist đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích về du lịch tại Phú Thọ. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xem thêm
Top 5+ Bảo tàng Phú Thọ
Đồi chè Long Cốc Phú Thọ – Địa điểm sống ảo cực HOT
Top 10+ Địa điểm check in tại Phú Thọ
Cầu đi bộ – Lầu kén rể Phú Thọ – Địa điểm check in cực “xịn sò

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *